banner-zentokid-1

Viêm tiểu phế quản là gì? Có nguy hiểm không? Có lây không?

Tác giả:
Ngày viết:
Đánh giá 4,5/5
5/5

Viêm tiểu phế quản là một trong các bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy bố mẹ nhận biết tình trạng bệnh qua các dấu hiệu nào? Cần áp dụng các phương pháp chăm sóc, điều trị ra sao? Tất cả được dược sĩ Zentokid giải đáp trong bài viết dưới đây!

Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản

1. Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do sự xâm nhập của virus. Khi bị bệnh, các nhánh ống thở nhỏ sẽ phù nề, xuất tiết dịch nhầy, từ đó gây tắc nghẽn và cản trở lưu thông không khí trong phổi, khiến trẻ khó thở và ho kéo dài.

Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do sức đề kháng còn non yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.

2. Nguyên nhân gây ra viêm tiểu phế quản ở trẻ

Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra do sự xâm nhập bất thường của virus vào tiểu phế quản thông qua đường hô hấp. “Thủ phạm” gây bệnh có thể là virus cúm, virus Adeno,… nhưng đa số các trường hợp nhiễm bệnh thường do virus hợp bào hô hấp RSV (respiratory syncytial virus) gây ra.

Virus hợp bào hô hấp RSV

Virus RSV là tác nhân chính gây ra bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Nó có khả năng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ, dễ dàng lây nhiễm thông qua dịch tiết hô hấp.

Virus cúm

Phần lớn mọi độ tuổi từ người lớn đến trẻ em đều có nguy cơ mắc virus cảm cúm. Trẻ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy, nước bọt của người bệnh.

Virus Adeno

Theo các báo cáo, số các ca bệnh do nhiễm virus Adeno chiếm khoảng 10%. Loại virus này chủ yếu tấn công vào các màng chất nhầy ở mũi, cổ họng của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ

3. Biểu hiện trẻ bị viêm tiểu phế quản

Các dấu hiệu của bệnh viêm tiểu phế quản ở giai đoạn đầu:

  • Ho
  • Sốt nhẹ
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Quấy khóc
  • Chán ăn

Các biểu hiện ban đầu của bệnh tương đối giống với bệnh cảm cúm thông thường. Các triệu chứng trên sẽ kéo dài từ 1-3 ngày. Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh sau đây:

  • Ho kéo dài, ho dữ dội
  • Nôn mửa
  • Sốt cao
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Ngủ li bì

4. Những điều bố mẹ cần lưu ý

4.1. Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Ngay khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu:

  • Da chuyển xanh, mặt mày tím tái
  • Mất nước liên tục
  • Lên cơn co giật
  • Thở khò khè
  • Tim ngừng đập
  • Suy hô hấp

Phụ huynh cần theo dõi các biểu hiện bệnh, đồng thời cảnh giác với những thay đổi về hô hấp để có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh của trẻ.

Viêm tiểu phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm tiểu phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

4.2. Điều trị đúng cách

Điều trị viêm tiểu phế quản thường kéo dài từ 2-3 tuần. Đa số các trường hợp trẻ bị viêm tiểu phế quản đều có thể được chăm sóc và theo dõi ngay tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có hiệu quả điều trị. Trừ trường hợp trẻ bị bị bội nhiễm như viêm phổi, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh diệt khuẩn.

Do đó, mục tiêu điều trị sẽ tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Tùy vào các triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với thể trạng sức khỏe của bé.

Hạ sốt

Lưu ý, bố mẹ chỉ cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ và cần có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, giảm nhiệt bằng cách lau mát người hoặc cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi cũng là cách hữu hiệu để hạ sốt cho trẻ.

Điều trị ho kéo dài

Thông thường, tình trạng ho sẽ kéo dài trong 7 ngày đầu, sau đó sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Nếu trẻ ho nhiều đến mức quấy khóc, nôn mửa,… bố mẹ có thể áp dụng những cách như: mát-xa toàn thân, cho trẻ uống nước mật ong pha loãng,…

Điều trị sổ mũi

Với tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ, phụ huynh không sử dụng thuốc kháng histamin hay nhóm thuốc chống sung huyết mũi (naphazolin, ephedrin, phenylephrin) vì các thuốc này có thể gây tác dụng phụ.

Thay vào đó, các mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nước muối giúp làm sạch bụi bẩn và chất nhầy, từ đó giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu.

4.3. Chăm sóc tại nhà

Thông thường, trẻ bị viêm tiểu phế quản được điều trị và chăm sóc tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bố mẹ có thể lưu ý thực hiện những cách dưới đây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ:

Duy trì độ ẩm không khí

Để hạn chế tình trạng ho, nghẹt mũi ở trẻ, bố mẹ có thể duy trì độ ẩm không khí trong phòng bằng cách sử dụng máy phun sương hoặc máy làm ẩm.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Virus gây bệnh rất dễ bị lây nhiễm trong không khí. Do đó, khi chăm sóc hay tiếp xúc trực tiếp với trẻ, các mẹ hãy rửa tay thường xuyên, vệ sinh chăn gối sạch sẽ.

Giảm đờm, tiêu đờm

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc tiêu đờm, long đờm như: ambroxol, acetylcystein, eprazinon, carbocistein… Tuy nhiên, những nhóm thuốc này lại có hiệu quả khá hạn chế ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, các mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm chức năng dạng uống hỗ trợ điều trị ho đờm như Zentokid Ivy. Sản phẩm điều trị viêm tiểu phế quản, long đờm, làm dịu những cơn đau rát họng kéo dài. Sản phẩm có hương vị thơm ngon, dễ uống, an toàn và phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

Ngoài ra, việc cho trẻ uống nước đầy đủ cũng rất cần thiết trong giai đoạn này. Nước sẽ làm loãng dịch nhầy, từ đó dễ dàng “tống khứ” đờm ra khỏi cơ thể.

Zentokid Ivy
Zentokid Ivy

Hiện nay, viêm tiểu phế quản có thể tự khỏi nếu chăm sóc và điều trị đúng cách. Cha mẹ hãy lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp với thể trạng của con, đồng thời sử dụng Zentokid để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *