banner-zentokid-1

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm mẹ nên biết

Tác giả:
Ngày viết:
Đánh giá 4,5/5
5/5

Ho hay khó thở là một trong những tình trạng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ giai đoạn đầu. Trong đó, vấn đề trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm chắc hẳn sẽ khiến nhiều bố mẹ rất lo lắng và bối rối không biết cách giải quyết. Chính vì vậy, dưới đây Zentokid sẽ phân tích nguyên nhân và hướng dẫn bạn cách xử lý an toàn, hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.

Trẻ sơ sinh thờ khò khè như có đờm
Trẻ sơ sinh thờ khò khè như có đờm

1. Tác nhân làm trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm

Muốn phòng tránh và xử lý tốt tình huống bé thở khò khè như có đờm thì bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra nó. Theo đó, các tác nhân làm bé thở khò khè bao gồm:

1.1. Hen phế quản

Trẻ sơ sinh rất thường xuyên gặp phải triệu chứng hen phế quản bởi vì đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra, bé cũng dễ bị viêm nhiễm khi sống trong các môi trường bao gồm: hanh khô, nhiều bụi bẩn, hóa chất, có nhiều chất kích thích,… Nếu phải sống trong các môi trường này thường xuyên thì bé sẽ dễ bị đau tức ngực và thở khò khè.

1.2. Trào ngược dạ dày

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm là trào ngược dạ dày. Tình trạng này xảy ra thường xuyên bởi vì thói quen ép trẻ ăn uống nhiều của đa số bố mẹ.

Bạn nên hiểu rằng nếu lượng thức ăn đi vào quá nhiều thì dạ dày bé sẽ không tiêu hóa kịp. Khi đó, lượng thức ăn dư thừa sẽ trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng khó thở cho bé.

1.3. Viêm tiểu phế quản

Cơ thể của trẻ sơ sinh khá yếu ớt và có khả năng thích nghi kém. Do đó trong thời tiết chuyển mùa thì rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến bé bị tắc nghẽn đường hô hấp gây ra viêm tiểu phế quản. Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm kèm theo ho chính là một triệu chứng khá rõ ràng cho căn bệnh này.

Tác nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm
Tác nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm

1.4. Các nguyên nhân hiếm gặp khác

Không phải lúc nào trẻ sơ sinh khò khè mũi cũng vì các nguyên nhân trên. Trong một số trường hợp, bé hoàn toàn có thể gặp tình trạng khó thở, thở khò khè bởi các tác nhân như sau:

  • Xuất hiện di vật bên trong đường hô hấp của bé.
  • Bé bị viêm amidan cấp tính.
  • Bé bị các bệnh lý về tim mạch, tổn thương hộp sọ, lao, có khối u ở phổi.
  • Phế quản bị chèn ép hoặc có khối u bên trong,…

2. Cách nhận biết độ phức tạp khi trẻ sơ sinh thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, thở khò khè cũng có nhiều cấp độ khác nhau. Một số bé chỉ gặp các vấn đề đơn giản nhưng cũng có tình huống thực sự nguy hiểm. Chúng ta hoàn toàn có thể nghe âm thanh bé thở để phát hiện độ phức tạp và đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Các âm thanh nhận biết triệu chứng thở khò khè của bé bao gồm:

  • Bé thở khò khè như tiếng huýt sáo: Nguyên nhân đến từ chất dịch nhầy xuất hiện ở lỗ thông khí khiến việc thở của bé trở nên khó khăn hơn. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ vẫn nên làm sạch đường hô hấp cho bé.
  • Bé thở phát ra âm thanh khàn khàn: Đây là tình trạng do đường dẫn khí thanh âm của trẻ bị chèn ép. Nguyên nhân cụ thể là do phù nề khí quản hoặc xuất hiện dịch nhầy trong đường hô hấp.
  • Bé thở rít, thở khò khè: Nguyên nhân là do trẻ bị bạch hầu hoặc mềm sụn thanh quản dẫn tới khó khăn trong việc hấp thu lượng không khí tự nhiên.
  • Bé thở dốc kèm theo triệu chứng ho dai dẳng, da chuyển xanh tím: Đây là tình trạng nguy hiểm khi trẻ bị mắc bệnh viêm phổi. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý xử lý để tránh biến chứng nặng nề cho bé.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao? Cách điều trị đúng cách

Nhận biết trẻ khò khè như có đờm
Nhận biết trẻ khò khè như có đờm

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm

Cho dù trẻ sơ sinh bị ho khò khè ở mức độ nào thì bố mẹ cũng cần có phương pháp xử lý an toàn, kịp thời. Nếu để bé duy trì tình trạng này lâu thì hoàn toàn có thể gây viêm nhiễm nặng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các phương pháp sau đây:

3.1. Các liệu pháp hỗ trợ

Bố mẹ nên giữ an toàn cho bé ngay trong đời sống hàng ngày thay vì đợi đến khi có bệnh mới xử lý. Theo đó, bạn cần luôn giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát và tránh xa khói thuốc, bụi bẩn.

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết gió lạnh hoặc khu vực đông người cho nên bố mẹ cần hết sức cẩn thận. Trường hợp bắt buộc thì bạn nên đeo khẩu trang và ủ ấm các bộ phận cho bé.

Đặc biệt, chúng ta nên tránh để quạt, gió trời hay máy lạnh thổi hơi trực tiếp vào họng và mũi bé vì đây là những thứ dẫn theo nhiều vi khuẩn.  Khi trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thì chúng ta có thể xử lý bằng các phương pháp sau:

  • Bố mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé rồi dùng khăn lau sạch.
  • Bạn nên thường xuyên cho bé uống đủ nước và sữa.
  • Mẹ dùng tay úp lại và vỗ long đờm cho bé.
  • Chúng ta dùng khăn ấm để chườm lên trán bé.
  • Ba mẹ nên dùng Zentokid Ivy để giảm các triệu chứng ho, đờm, viêm phế quản, viêm đường hô hấp dưới và tăng cường khả năng miễn dịch cho bé. Đặc biệt, Zentokid Ivy được chiết xuất từ lá thường xuân, tinh dầu bạc hà,… giúp long đờm, giảm co thắt, húng chanh, cơm cháy kháng khuẩn nên sẽ giảm tối đa tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh.
Zentokid Ivy
Zentokid Ivy

3.2. Đưa bé đi khám

Bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi, thở khò khè bởi vì đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm. Theo đó, những trường hợp sau thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám:

  • Trẻ sơ sinh có độ tuổi từ 3 tháng trở xuống thở khò khè.
  • Em bé thở khò khè như có đờm liên tục trong 4 tuần không khỏi.
  • Bé thở khò khè kèm theo ho, da tím tái, nôn ói, sốt cao và thở gấp.

Trẻ em dưới 24 tháng tuổi thường có sức đề kháng kém và các cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, bé sẽ có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn tấn công hoặc mẫn cảm với môi trường, thức ăn,… Điển hình là tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm. Đây là những dấu hiệu tương đối nguy hiểm và cần được bố mẹ xử lý nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho bé.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *