banner-zentokid-1

Trẻ bị giun: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Tác giả:
Ngày viết:
Đánh giá 4,5/5
5/5

Trẻ bị giun thường rất khó chịu, không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý của bé. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ kiến thức tình trạng này để phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách nhất. Zentokid sẽ chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về nhiễm giun ở trẻ, các phụ huynh cùng tham khảo.

Trẻ bị giun: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Trẻ bị giun: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1. Nguyên nhân trẻ bị giun thường gặp phải

Ở nước ta, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều bị nhiễm giun, chiếm tới 70 – 80% tổng số trẻ. Tất cả do các nguyên nhân thường gặp sau, hầu hết bé nào cũng mắc phải:

1.1. Ăn thực phẩm bẩn, chưa nấu chín

Những loại rau ăn sống, các món tươi (hàu sống, bò tái, gỏi cá,…) đều chứa ấu trùng giun sún nhiều. Khi ăn vào những đồ này, nguy cơ trẻ bị giun rất cao. Đặc biệt các loại ký sinh trùng ở đây rất nguy hiểm, có khả năng gây tử vong. Bố mẹ cần chú ý nên đảm bảo nấu chín thức ăn.

1.2. Không tẩy giun

Tẩy giun định kỳ ở bé và người lớn đã được bộ Y tế khuyến cáo. Trong khi đó, nhiều cha mẹ lại chủ quan với điều này. Đồng thời, trẻ đang giai đoạn phát triển, sức đề kháng chưa tốt nên nhạy cảm với bệnh. Vì thế, bố mẹ hãy lưu ý thực hiện tẩy giun cho bé và mọi người thường xuyên để ngăn ngừa lây lan.

1.3. Chơi đùa với thú cưng

Tương tự như rau sống, động vật cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều giun sán. Nếu bé chơi đùa cùng với thú nuôi cũng dễ bị nhiễm giun. Bên cạnh đó, trứng của loài này thường có trong phân vật nuôi, tồn tại bên ngoài rất lâu là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho người.

Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị giun
Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị giun

1.4. Vệ sinh cho trẻ không sạch

Ấu trùng giun, sán xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, vết thương hở, nơi trầy xước. Vì vậy, khi không vệ sinh sạch sẽ, trẻ bị giun cũng rất cao. Để phòng bệnh, bố mẹ nên rửa tay, chân cho bé thường xuyên trước khi ăn uống, sau tiểu, đại tiện. Nhất là với trẻ nhỏ hơn, bạn càng cần chú ý bởi con hay bò dưới đất, đưa mọi vật vào miệng.

1.5. Không giữ môi trường sạch sẽ

Giường, sân chơi, nệm, chiếu,… không sạch cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giun. Vì thế, bạn hãy vệ sinh, đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ để ấu trùng giun sán không có nơi trú ẩn.

1.6. Cho trẻ tiếp xúc với mầm bệnh

Do giun lây qua nhiều phương thức nên người đang mang bệnh giun sán vui đùa hoặc ăn uống cùng cũng gây bệnh cho bé. Bố mẹ cần chú ý để phòng ngừa bệnh hiệu quả ở bé.

2. Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán, giun kim

Hiện nay, bộ Y tế đã phân chia ra nhiều loại giun mà bé dễ mắc phải: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc. Tùy vào từng loại, biểu hiện của trẻ bị giun sẽ không giống nhau. Nhiều trường hợp, bé có thể bị nhiễm 2 – 3 loại giun cùng một lúc.

  • Giun kim: Triệu chứng bé bị giun kim đặc trưng nhất là vùng hậu môn bị ngứa ngáy nhiều vào ban đêm. Đây được xem là thời điểm giun ra rìa ở cơ quan này để đẻ nên khiến bé khó chịu. Từ đó trẻ dễ bị đái dầm, mất ngủ. Bên cạnh đó, khi thấy chấm đỏ quanh hậu môn cũng là dấu hiệu của tình trạng này.
  • Giun móc: Trẻ bị giun này gồm 3 giai đoạn. Khi mới xâm nhập, trên da bé sẽ nổi sần đỏ, gây ngứa ngáy, sau 3 – 4 ngày sẽ biến mất. Thời kỳ ấu trùng chu du đến phổi nên triệu chứng sẽ không rõ rệt, có thể khiến bé bị khản tiếng, ho khan. Và giai đoạn cuối cùng là toàn phát, bé có biểu hiện thiếu máu, táo bón, tiêu chảy,…
  • Giun đũa: Dấu hiệu là hội chứng Loeffler kèm khó thở trong lúc ho khan. Ngoài ra, trẻ có biểu hiện bị táo bón, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ,…
  • Giun tóc: Trẻ nhiễm nhẹ, thường không có biểu hiện. Nhưng bị nặng, con thường xuyên đau bụng, tiêu chảy, thiếu máu,…
Cách nhận biết trẻ bị giun
Cách nhận biết trẻ bị giun

3. Trẻ bị giun có nguy hiểm không?

Theo các thông tin đã thống kê trước đó, tỷ lệ trẻ mầm non, học sinh tiểu học bị giun cao, nhất là trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi. Thông thường, bé mắc nhiều loại giun cùng một lúc, cường độ nhiễm lớn.

Khi vào trong cơ thể, giun sẽ hút chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tác hại thường gặp khi trẻ bị giun mà không chữa kịp thời cần kể tới như:

  • Đau bụng.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Bé suy dinh dưỡng.
  • Thiếu máu.
  • Bé chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
  • Gây biến chứng tắc ruột.
  • Mất khả năng hoạt động.
  • Khi giun chui vào trong ống mật có thể gây ra tình trạng tử vong.

Xem thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

4. Các biện pháp phòng ngừa giun ở trẻ

Để phòng ngừa trẻ bị giun hiệu quả, bố mẹ nên xây dựng và cho bé hình thành thói quen sinh hoạt, lối sống tốt như sau:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, nhất là rửa tay sau khi đi tiểu, đại tiện và trước khi ăn cơm,…
  • Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho bé.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp đồ dùng, nhà cửa, đồ chơi của bé.
  • Cho bé ăn thức ăn nấu chín, an toàn vệ sinh. Với đồ ăn nguội, mẹ cần hâm nóng lại trước khi cho con ăn.
  • Hạn chế cho bé ăn ngoài, ăn các thực phẩm không rõ xuất xứ, nguồn gốc.
  • Tẩy giun định kỳ cho bé khoảng 6 tháng/lần.
  • Bố mẹ cần bổ sung vitamin, dưỡng chất cần thiết để con có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo cho con dùng Zentokid. Với nhiều loại vitamin PP, B1, B6, chiết xuất từ cao Actiso,…, viên uống giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch ở trẻ hiệu quả. Zentokid còn có công dụng kích thích bé ăn ngon và ngủ sâu giấc. Bên cạnh đó, sản phẩm được bào chế dạng siro thơm ngon giúp con dễ uống, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt. Bố mẹ nên cho bé uống hàng ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng để hạn chế nhiễm bệnh, con lớn lên khỏe mạnh.
Zentokid
Zentokid

5. Thời điểm phù hợp nên tẩy giun cho bé

Dù không có bất cứ triệu chứng trẻ bị giun, bố mẹ cũng nên thực hiện tẩy giun định kỳ, thường xuyên cho con. Do môi trường thuận lợi tạo điều kiện để giun sinh sôi, phát triển nên tỷ lệ trẻ nhiễm giun rất cao. Nhất là trẻ nghịch ngợm, hiếu động, thích cầm nắm mọi thứ.

Trẻ trên 2 tuổi được khuyến cáo nên tẩy giun định kỳ 6  tháng tới 1 năm/lần. Còn đối với bé dưới 2 tháng tuổi, bố mẹ nên cho bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

Tổ chức WHO đã khuyến cáo nên dùng 4 loại thuốc tẩy giun Levamisole, Pyrantel Embonate, Mebendazole, Albendazol. Tùy vào từng đối tượng ở độ tuổi nào mà liều lượng thuốc sử dụng sẽ khác nhau:

  • Với bé từ 12 – dưới 24 tháng tuổi: Dùng Albendazol 200mg hoặc Mebendazole 500mg với một liều duy nhất.
  • Với trẻ từ 24 tháng trở đi: Sử dụng thuốc Albendazol 400mg hoặc Mebendazole 500mg với một liều duy nhất.

Như vậy, các bạn đã biết được nguyên nhân khiến trẻ bị giun, có thể hạn chế, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu trẻ bị và ở mức độ nghiêm trọng, bố mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, điều trị đúng cách. Hoặc bạn có thể liên hệ tới Zentokid để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn nhé!

Xem thêm: Nhiễm trùng tai: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *